Những ngôi chùa linh thiêng ở Hà Nội
Đi lễ chùa cầu may mắn, bình an là phong tục lâu đời của người Việt Nam. Nhất là dịp đầu năm mới thì nhu cầu đi lễ chùa, hành hương lại cao hơn hết. Nếu có dịp ghé qua Hà Nội thì bạn đừng bỏ lỡ 9 ngôi chùa ở Thủ Đô nổi tiếng linh thiêng dưới đây nhé.
- Chùa Trấn Quốc
Nằm ở phía đông Hồ Tây, quận Tây Hồ, chùa Trấn Quốc là một trong những ngôi chùa ở Hà Nội mà bạn nên tới ít nhất một lần trong đời. Dưới thời Lý – Trần ngôi chùa này được chọn là trung tâm Phật giáo của kinh thành Thăng Long. Ngày nay, chùa Trấn Quốc không chỉ là điểm đến tâm linh của người dân Hà Nội mà còn là địa điểm tham quan của du khách trong và ngoài nước.
- Phủ Tây Hồ
Phủ Tây Hồ là nơi thờ công chúa Liễu Hạnh và những vị thánh có ý nghĩa lớn lao đối với tín ngưỡng của người Việt như Đồng Tử, Sơn Tinh, Thánh Gióng.
Phủ Tây Hồ nằm trên bán quần đảo ở ngay giữa hồ Tây, nên có tầm view hướng hồ rất thoáng mát, Phủ sở hữu nét kiến trúc cổ kính, trang nghiêm và nổi bật với những họa tiết điêu khắc tỉ mỉ.
Phủ Tây Hồ là một trong những điểm đến linh thiêng nhất nhì ở thủ đô được nhiều du khách và người dân ghé thăm. Vào các dịp lễ lớn dòng người viếng thăm Phủ đông đúc, tấp nập bất chấp trời mưa, nắng gắt.
- Đền Quán Thánh
Đền Quán Thánh linh thiêng là một trong những Thăng Long tứ trấn, biểu tượng cho đời sống văn hóa tâm linh xứ Kinh Kỳ. Tiếng chuông Trấn Vũ trong câu “Gió đưa cành trúc la đà. Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương” cũng chính là tiếng chuông vọng từ đền Quán Thánh, nằm cạnh bờ hồ Tây yên bình.
Đền nằm ngay góc đường Thanh Niên và phố Quán Thánh, kết hợp cùng nhiều danh thắng khác như chùa Trấn Quốc, Phủ Tây Hồ… đã tạo nên một không gian hài hòa, mang đậm giá trị văn hóa tâm linh quý báu quanh hồ Tây. Để di chuyển đến đây bạn có thể đi bằng phương tiện cá nhân (xe máy, xe ô tô) hoặc công cộng (xe bus).
Bởi nằm ở trung tâm nên tìm đường cũng không quá khó khăn, từ quảng trường Ba Đình bạn chạy theo hướng đường Độc Lập và Hoàng Văn Thụ, tiếp theo rẽ phải sang đường Hùng Vương. Chạy thẳng đường Hùng Vương hơn 400m nữa là chúng ta đến được đền.
- Chùa Hà
Nhắc đến chùa Hà Nội cầu duyên linh thiêng nhất, bạn không thể bỏ qua chùa Hà. Đây là địa điểm “ruột” của dân FA. Không chỉ mùng một, ngày rằm hay đầu năm mới mà dường như quanh năm, chùa Hà Hà Nội lúc nào cũng đông người ra vào.
Các tín đồ độc thân tìm đến đây mong thoát cảnh cô đơn, các cặp đôi yêu nhau cầu tình yêu thêm bền chặt. Còn người lớn tuổi cầu cho con cháu có nhân duyên tốt đẹp.
Chùa Hà còn được gọi là Thánh Đức Tự, cùng với đình Bối Hà hợp thành cụm di tích Đình – chùa Hà. Trải qua nhiều thăng trầm lịch sử, ngôi chùa Hà Nội này vẫn giữ được nét đẹp cổ kính, thanh tịnh.
- Chùa Quán Sứ
Tìm hiểu những ngôi chùa Hà Nội đẹp, linh thiêng thì du khách nhất định phải check in chùa Quán Sứ. Ngôi chùa có niên đại hàng trăm năm, là điểm đến yêu thích của du khách và người dân địa phương.
Tọa lạc ngay trung tâm Hà Nội, chùa Quán Sứ cũng là địa điểm hành hương lớn của các tăng ni, Phật tử và khách du lịch khi đến Thủ đô. Ngôi chùa Hà Nội này được thành lập vào khoảng thế kỷ XIV – XV, nổi tiếng là một trong những danh lam cổ tự bậc nhất ở Hà Thành.
Qua thời gian, chùa đã nhiều lần tu sửa và xây dựng. Ngày nay, công trình chùa bao gồm các hạng mục: tam quan, chính điện, thư viện, tăng phòng, giảng đường và nhà khách. Đến đây, bạn sẽ thấy tổng thể chùa Quán Sứ Hà Nội là sự kết hợp tinh hoa kiến trúc từ các ngôi chùa lớn ở miền Bắc, tuân theo bố cục “nội Công ngoại Quốc”.
- Chùa Một Cột
Nhắc đến chùa Hà Nội, bạn không thể bỏ qua chùa Một Cột. Nổi tiếng là ngôi chùa có kiến trúc độc đáo nhất châu Á, chùa Một Cột là điểm đến tâm linh quen thuộc của du khách trong và ngoài nước.
Chùa được xây dựng từ năm 1049 dưới thời vua Lý Thái Tông. Ngôi chùa Hà Nội này là công trình đỉnh cao với nghệ thuật thiết kế, điêu khắc, chạm gỗ và hội họa mang đậm văn hóa dân tộc. Toàn bộ chùa được đặt chồng lên một cột đá lớn, mang dáng dấp của một đài sen.
Ấn tượng nhất ở phần mái ngói cổ, có sự kết hợp của “Lưỡng xảo” – hình đao cong, phía trên là hình rồng. Thiết kế vừa thể hiện được sự uy nghiêm, thần thánh, vừa mang nét trí tuệ và phẩm chất của con người đất Việt.
- Chùa Hương
Cách trung tâm thủ đô Hà Nội khoảng 70km, có một ngôi chùa được mệnh danh “Nam thiên đệ nhất động”, đó là chùa Hương. Đây là điểm đến tâm linh non nước hữu tình thu hút rất đông du khách đến tham quan, dâng hương mỗi năm.
Chùa Hương được thành lập vào thời vua Lê Huy Tông (1680 – 1704), gắn liền với tín ngưỡng thờ Bà Chúa Ba trong nhân gian. Ngôi chùa Hà Nội này là một quần thể lớn gồm các chùa, đền, miếu thờ khác nhau.
Khi đến chùa Hà Nội nổi tiếng linh thiêng này, bạn không thể bỏ qua những địa điểm tham quan hàng đầu như: Bến đục chùa Hương, suối Yến, đền Trình, động Hương Tích… Trong đó suối Yến là một điểm nhấn khiến ai cũng mê mẩn.
- Chùa Phúc Khánh
Chùa Phúc Khánh mang đậm giá trị tín ngưỡng Bắc tông. Ngôi chùa Hà Nội linh thiêng này thu hút rất đông người dân đến lễ bái, lễ Phật, cầu bình an. Tương truyền, chùa được xây dựng cuối thời nhà Trần. Sang đến Hậu Lê, chùa trở thành cơ sở đào tạo các tăng tài cho Phật Giáo.
Chùa đã từng bị sụp đổ sau trận chiến Đống Đa. Sau đó, ngôi chùa Hà Nội Phúc Khánh được xây lại và trùng tu nhiều lần. Viếng thăm chùa, bạn sẽ thấy nơi đây vừa thờ Phật cũng như Thánh Mẫu và các bậc cao nhân. Về mặt kiến trúc, ngôi chùa hướng đến vẻ đẹp đơn sơ, giản dị. Các đường nét đều mộc mạc nhưng vẫn toát lên sự uy nghiêm, cổ kính.
Chùa Phúc Khánh Hà Nội hiện vẫn giữ nhiều di vật quý giá. Trong đó phải kể đến các pho tượng Phật như: Quan Âm Nghìn Mắt Nghìn Tay, tượng Quan Thế Âm, tượng A di đà…
- Chùa Thầy
Tọa lạc ở ngoại thành Hà Nội, chùa Thầy sở hữu kiến trúc cổ độc đáo, thu hút rất đông du khách đến tham quan và check in. Ngôi chùa Hà Nội này được xây dựng từ thời nhà Lý, gắn liền với giai thoại cuộc đời Thiền Sư Từ Đạo Hạnh.
Tham quan chùa Thầy Hà Nội, bạn sẽ ấn tượng trước kiến trúc nghệ thuật độc đáo với những hình ảnh chạm khắc đặc trưng của thời nhà Lý. Vào dịp tết Nguyên Đán, không khí ở đây rất mát mẻ, phù hợp để du khách du xuân, trẩy hội.
Lễ hội chùa Thầy được mở từ ngày mùng 5 đến ngày mùng 7 tháng 3 âm lịch. Mùa lễ hội, ngôi chùa Hà Nội này thu hút hàng ngàn du khách đến dâng hương khấn Phật cầu bình an, may mắn và cầu duyên nữa đấy.