Trà là một thức uống thú vị được nhâm nhi nhiều trong mỗi dịp Tết đến xuân về, nhưng khi uống thì bạn cần lưu ý một số điều sau nhé!
Những ngày Tết đến, trà là một thức uống không thể thiếu ở mỗi gia đình. Ấm trà nóng nghi ngút khói tỏa ra, khi thưởng thức lại giúp câu chuyện tiếp khách thêm đưa đẩy, vui miệng hơn. Nhưng có một số người lại dễ mắc phải những sai lầm căn bản khi uống trà nên gây hại cho cơ thể mà không hay biết.
Dưới đây là 4 hình thái trà mà bạn KHÔNG NÊN SỬ DỤNG nhé!
1. Trà quá nóng
“Nhiều người thích uống trà, cà phê hoặc đồ uống nóng khác. Tuy nhiên, theo báo cáo của chúng tôi, uống trà rất nóng có thể làm tăng nguy cơ ung thư thực quản, và do đó, nên đợi cho đến khi đồ uống nóng nguội đi trước khi uống”. Tiến sĩ Farhad Islami (Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ) khuyên.
Khi uống trà, bạn nhớ thổi nguội trước rồi mới nhâm nhi thưởng thức. Vì trà còn đang nóng bỏng tay đã vội uống ngay có thể gây hại cho khoang miệng, từ đó dễ dẫn đến các bệnh về thực quản. Hoặc có thể, bạn nên đợi cho nhiệt độ nước xuống ở mức chỉ còn 56 – 60 độ C là vừa phải. Lúc này có thể uống thoải mái được rồi nhé!

2. Trà pha quá đặc
Trà có chứa rất nhiều theophylline, caffeine… và những chất như vậy sẽ dễ gây khó chịu cho dạ dày, thậm chí còn ảnh hưởng đến sự thèm ăn. Do đó, việc uống trà nước đầu quá đậm đặc có thể gây cản trở quá trình tiêu hóa và hấp thụ của cơ thể. Nếu không muốn gây hại sức khỏe thì bạn nên tránh thưởng thức loại trà này để không gặp phải tình trạng mắt thao láo hết đêm.
Tiếp theo, uống trà thôi thì chưa đủ để dẫn đến đau dạ dày nhưng tốt nhất bạn nên tránh uống trà khi bụng đói. Trà càng đặc thì tính axit càng cao, không trung hòa được axit dịch vị, không kích thích niêm mạc dạ dày, làm đau dạ dày.
Tuy nhiên, chất cafein trong trà sẽ kích thích thần kinh trung ương tạo ra hưng phấn, thúc đẩy quá trình tiết dịch vị và nhu động đường tiêu hóa. Nếu không có thức ăn trong dạ dày, quá nhiều axit dịch vị sẽ kích thích niêm mạc dạ dày, gây nóng rát hoặc ngứa ran khó chịu.
3.Trà để qua đêm
Nhiều người vì tiếc rẻ bình trà mới pha chưa uống hết nên thường để qua đêm rồi sáng hôm sau uống tiếp. Tuy nhiên, trà để qua đêm sẽ tiếp xúc với không khí lâu nên dễ làm mất đi một số chất dinh dưỡng. Hậu quả là gây biến chất và có thể hình thành một số vi khuẩn sản sinh. Tốt nhất, đừng bao giờ uống trà để qua đêm để bảo vệ sức khỏe của mình.
Axit tannic là một loại polyphenol, trà khi ngâm trong nước nóng sẽ liên tục tiết ra axit tannic, còn axit tannic có thể làm ngưng kết protein, cùng với axit trong dạ dày kết tủa trong dạ dày gây cản trở sự hấp thụ chất sắt, dễ làm thương tổn niêm mạc dạ dày; vấn đề nữa là khi trà được ngâm quá lâu sẽ tiết quá nhiều axit tannic và caffeine, làm cho mùi vị trà đắng chát khó uống; do đó mới có lời khuyên không nên uống trà qua đêm. Ngoài ra trà để qua đêm do đa phần được để ở nhiệt độ phòng, có thể làm vi sinh vật phát triển mạnh hoặc bị bụi bẩn, vì vậy không nên uống.
4. Trà bị mốc
Thực tế, trà rất dễ bị ẩm nên nếu không bảo quản kỹ có thể xảy ra hiện tượng mốc, hỏng. Đừng cố uống tiếp loại trà này vì nó có thể mang đến những nguy hiểm tiềm ẩn cho cơ thể.
Nếu như bạn bảo quản trà không đúng cách, chúng nó thể bị biến chất, hấp thụ hơi ẩm và sản sinh nấm mốc. Có nhiều người thích uống trà, “tiếc của” nên có thể sẽ không muốn đổ bỏ dù biết rằng chúng đã bị mốc.
Trà biến chất sẽ chứa rất nhiều chất độc hại và vi khuẩn, vì thế tuyệt đối không nên tiếp tục sử dụng. Bên cạnh đó, trà sau khi pha xong, bạn nên uống ngay thay vì để quá lâu, trà sẽ biến đổi và tăng tính ô xy hóa, dễ bị nhiễm khuẩn. Loại trà pha lâu không uống, bạn cũng nên đổ bỏ.

Hoặc bạn có thể sử dụng các sản phẩm của Bách Trà – được thu hái và sản xuất rất tỉ mỉ, với công nghệ đạt chuẩn ISO 22000:2018. Hạn sử dụng lên đến 2 năm, có thể bảo quản trong nhiệt độ phòng, với túi chân không cao cấp và sang trọng. Dùng làm quà biếu hay để uống trong gia đình cũng rất thích hợp.